cơm rau đầu tuyến
chặt đầu đuôi đánh vẩy
kho tiêu cá lù đù
một mình ăn nhớ bạn
thuở tạp dịch biên khu
Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam!
chặt đầu đuôi đánh vẩy
kho tiêu cá lù đù
một mình ăn nhớ bạn
thuở tạp dịch biên khu
em nói chị đừng cười nghen
hôm qua em bạo làm quen với chàng
chàng chiều nào cũng nhìn sang
lầu bên em ở chỗ hàng dây phơi
người đàn bà áo tím
đứng tránh mưa hiên ngoài
mặt hao hao giống chị
nét buồn tóc xõa vai
ngồi quán cà phê nhỏ
nghe nhạc Trịnh Công Sơn
anh nhớ người vợ cũ
thuở hai bàn tay trơn
anh đạp xích lô đạp
chị tất tả gánh rau
cùng kiếm ăn vất vả
nhưng vui buồn có nhau
mưa chiều rơi lất phất
khung kính nước nhạt nhòa
giọt mưa là giọt nhớ
ngấm hồn anh xót xa
hắn kể xưa mua thuốc lá lẻ
chuyền tay nhau hút để đỡ ghiền
thuốc hút lúc dư dả tiền
không ngon bằng thuở sinh viên đói nghèo
hắn đạp chiếc xe cà tàng
mồ hôi ướt áo thăm nàng hôm qua
em gái nàng hé cửa ra
nói đi chơi với người ta mất rồi
bữa chiều sắp sẵn chờ anh
đến khuya nguội ngắt cơm canh hết rồi
chị buồn ra ngóng vào ngồi
anh say như hũ chìm trôi về nhà
xe lọt hố do địa chất xấu
lỗi nào đâu của sở Giao thông
từ kế hoạch đến ra công
đảng ta ưu việt ngõ trong đường ngoài
tưởng ra lúc mãn hạn tù
ai ngờ chúng tiếp tục trù dập ông
có quân nào đểu thế không
án này vừa hết đã chồng án kia
chúc mừng bạn xuất bản thơ
có được cái sướng lúc sờ sách in
những con chữ cựu chiến binh
đeo ba lô trĩu tâm tình thời xa
* Xuất bản và phát hành QUYÊN BOOK.
Trình bày bìa Mai Phương, lay out NNA. Liên lạc nqread@yahoo.com
kính thưa bác Nguyễn Trung,
khi nào đảng còn không nghe lời bác đề nghị
chưa chịu loại bỏ
những quan niệm hay cách làm tiêu cực như:
"cơ cấu vùng miền",
"chia ghế",
"tuần tự vi tiến",
"đến hẹn lại lên",
và sự câu nệ vào "quá trình"
thì có lý do gì mà bác phải lo
đảng ta đi lùi chệch hướng
* sau khi đọc bài Nỗi lo chệch hướng của Nguyễn Trung trên blog Anhbasg.
Ngày thứ Sáu, mùng 8 tháng 10 năm 2010
giống như mọi ngày tù u ám khác
ở trại giam Cẩm Châu
trong hệ thống lao tù Trung Quốc
ông Lưu Hiểu Ba, 54 tuổi
giáo sư đại học, nhà văn, và tù nhân lương tâm
vẫn đang phải lao tác
để trả án 11 năm tù
do chế độ cộng sản Bắc Kinh áp đặt
sau khi đã gán cho ông tội danh
"khích động lật đổ chính quyền"
Ông Lưu không hề hay biết
mình đã được Ủy ban giải thưởng Nobel của Na Uy
trao giải Nobel Hòa bình
cho mãi đến đêm ngày hôm sau
ông mới biết tin do bọn cai ngục loan báo
cô bé nước mắt vùng vằng
làm sao lấy cánh diều băng bây giờ
vuốt tóc chị bảo em thơ
em đâu có mất ước mơ của mình
(hình: Nam Ngưu)
ai cô đơn lúc tuổi già
mình may trong bóng chiều tà có nhau
buồn chi sắc lá úa màu
đừng lo rụng trước rụng sau em à!
đạp xe lọt trúng ổ gà
bánh xe phía trước cong cha cái niền
vì dưới bóng lá kiền kiền
mải lo nhìn gái mà quên nhìn đường
cảnh hồ Gươm, dân chúng tụ tập xem cụ Rùa nổi lên mặt nước
cán bộ (hí hửng) :
đấy đấy cụ Rùa hồ Gươm
nổi mừng đại lễ Thăng Long nước nhà
cụ Rùa (bực tức) :
chúng bay chiêng trống phèng la
ta không ngủ được thành ra phải trồi
cán bộ (nói vớt) :
cụ linh thiêng thế thì thôi
xin cho con cháu mấy lời dạy khuyên
cụ Rùa (quát mắng) :
chúng bay hoang phí bạc tiền
phải lo cứu lụt ở miền Trung ngay!
(dân vỗ tay ỏm tỏi, cán bộ chưng hửng, còn cụ Rùa nói xong lặn mất)
nhiều khi sướng giống như ra
(tôi nghe lén tiếp chuyện qua điện đàm)
sướng gì mà viết lam nham
ấy sướng lắm chứ lúc làm tình thơ
bạn anh đa số dân lê dép
nhưng không ai luồn cúi khòm lưng
gặp những điều chướng tai gai mắt
họ chỉ tay chửi mắng thẳng thừng
anh già theo với thời gian
giờ là đống sắt hoang tàn thế thôi
đời anh cũ phế bỏ rồi
chút vui nhớ thuở em ngồi trong anh
chủ nhân mời sushi trang trí
trên mâm người cô gái tịnh thân
vừa gắp cá khách vừa thầm nghĩ
mình ăn bằng tất cả giác quan
nước lụt phố Huế mênh mông
sông Hương thành một dòng sông không bờ
mái chèo khua nước đục lờ
thuyền em xuôi ngược đón đưa ai cần
bần dân mơ nghìn năm Thăng Long
cách chức ít nhất nghìn tham quan
tuyệt đối không khoan nhượng những đứa
bán bauxite và cho thuê rừng
chị thích nấu ăn và làm bánh
đôi khi chị hát nhỏ mình nghe
anh có bữa cầm nồi gõ nói:
"mày làm tao ghen với mày nhe!"
ông Lưu là một giáo sư tiến sĩ
có quyền lợi địa vị vững vàng
có uy tín được xã hội trọng vọng
nhưng không chú tâm dậy học
mà đi hoạt động đấu tranh
trở thành nhà bất đồng chính kiến
được quốc tế trao tặng nhiều giải nhân quyền
ông bị công an theo dõi khủng bố bắt giam
mất hết những ưu thế đặc quyền xã hội
điều gì đã thúc đẩy ông?
quen nhau thu chớm sang mùa
em mời ăn món canh chua ở nhà
chấm nước mắm cá ba sa
nhìn người nhan sắc mặn mà thấy thương
tiếng như vua khóc tôi nghe
giữa chiêng trống đánh hội hè Thăng Long
than từ khi mộng thấy rồng
nghìn năm dân tộc vẫn còn điêu linh
to tròn như hai hòn bi
bỏ nhau không nỡ cũng vì mắt con
cho dù lòng dạ héo hon
họ khuyên nhau giữ vuông tròn phu thê
lái xe tạt ngang nhà thăm bạn
người hiền lành và thích ăn chay
uống nước trà nói chuyện thiền tập
ôm chia tay chỉ muốn ôm hoài
xong trận tình tôi nằm sõng sượt
em chia tay mắt lẳng lơ nhìn
dọn giường thấy em quên xì-líp
phone em cười nói giữ làm tin
(nguồn: Vietnamnet)
vua Lý Thái Tổ thấy rồng
tỉnh mơ lập thế núi sông vững vàng
dời đô chiếu chỉ vua ban
từ Hoa Lư đến đất thành Thăng Long
chọn sang Trung Quốc làm phim
lật trang sử cũ để tìm tích xưa
mướn cung điện áo mão vua
không thấy triều Việt giống như triều Tầu?
bản sắc dân tộc chỗ nào?
chọn lựa nghệ thuật nhói đau tim người
có kẻ ngẩng mặt kêu trời
xâm hại văn hóa từ nơi phim trường
ta còn lệ thuộc Bắc phương
nếu không tự định hướng đường ta đi
làm phim thương mại ích gì
sao không nhớ nhục thuở qui phục Tầu?
* Viết sau khi đọc bài Họa sĩ Phan Cẩm Thượng:“Sang Trung Quốc làm phim lịch sử, rất dễ bị “Trung Hoa hóa”… trên blog Quê Choa.
quẫy đuôi bay lượn trên không
lâu lâu lửa đỏ miệng rồng phun ra
quan chạy dân gõ thanh la
tỉnh mơ tôi uống nước trà bâng khuâng
Blogger template 'Fly Away' designed by Ourblogtemplates.com © 2008
Back to TOP